Bản Phân tích Dự thảo Luật Đo lường Do: Edward Nemeroff, Cố vấn Dự án USAID/STAR

Bản Phân tích Dự thảo Luật Đo lường   Do:  Edward Nemeroff,  Cố vấn Dự án USAID/STAR
Tóm tắt

Theo yêu cầu của Tổng cục Đo lường Chất lượng (“Tổng Cục ĐLCL”), Dự án USAID/STAR xin trân trọng gửi đến Quý Tổng Cục tài liệu bình luận sau đây về Dự thảo Luật đo lường mà chúng tôi nhận được vào tháng 5/2010.

Dự thảo Luật Đo lường của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã được xem xét trên khía cạnh tuân thủ các quy tắc và yêu cầu được quy định trong Hiệp định của WTO về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại (Hiệp định TBT) và thông lệ quốc tế tốt nhất. Sự chỉnh sửa dự thảo cùng với việc bổ sung một số điều khoản là điều cần thiết để nội dung luật phù hợp với Hiệp định TBT và cung cấp sự bảo đảm cho các thành viên WTO rằng Việt Nam đang thiết lập một quy trình phù hợp với các thông lệ quốc tế tốt nhất. Trên thế giới, mục đích của luật đo lường thường để quy định lĩnh vực cần được quản lý; [tuy nhiên] nhiều điều khoản trong các luật đo lường này cũng liên quan đến và áp dụng các thông lệ đo lường tốt nhất được quốc tế chấp nhận trong lĩnh vực tự nguyện. 

Quan trọng nhất là các quy định về đo lường trong nước cần phải tuân thủ các quy định quốc tế về đo lường.

Mỗi quốc gia có cách nhìn nhận mang tính lịch sử riêng đối với việc xây dựng các yêu cầu về đo lường.
Hiệp định TBT (Điều 2.4), quy định nghĩa vụ của các nước thành viên phải xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của mình dựa trên các tiêu chuẩn văn bản quốc tế (các quy phạm) nhằm bảo đảm hài hòa giữa các quy định quốc gia. Cộng đồng quốc tế đã chấp nhận các hệ thống về đơn vị, tiêu chuẩn đo lường và các yêu cầu đối với các phương tiện đo thông qua các tổ chức hiệp ước (ví dụ Công ước Mét và Tổ chức Đo lường Pháp quyền Quốc tế ).

Ngoài ra, các tổ chức đo lường khu vực cũng đang hài hòa hóa các yêu cầu thông qua các nền kinh tế thành viên. Mục đích của các tổ chức này là thúc đẩy thương mại và trao đổi [thừa nhận lẫn nhau] kết quả đo lường. Tài liệu và khuyến nghị của các tổ chức này là các nguồn chính cho việc xây dựng một cơ sở hạ tầng đo lường quốc gia.

Tháng 10/2008, Dự án USAID/STAR đã đưa ra các bình luận đối với Dự thảo Luật Đo lường (dự thảo 8), và lần này, chúng tôi vẫn bảo lưu các ý kiến bình luận trong bản bình luận trên về “phạm vi áp dụng của Luật, sử dụng các thuật ngữ quốc tế, cấu trúc của luật theo hướng Đo lường Pháp quyền, Đo lường Khoa học và Đo lường Công nghiệp, trên cơ sở sử dụng các tiêu đề riêng biệt.

Chúng tôi tin rằng như chúng tôi đã bình luận đối với các dự thảo Luật Đo lường trước đây, Luật nên sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa hoàn toàn dựa trên các thuật ngữ và định nghĩa quốc tế như được định nghĩa trong (a) Từ vựng các Thuật ngữ cơ bản về Đo lường Quốc tế (VIM) và (b) Từ vựng các Thuật ngữ Đo lường pháp quyền Quốc tế (VIML). Có thể dùng chú thích để chỉ định nghĩa bằng tiếng Việt của thuật ngữ đó. Chúng tôi thấy có nhiều định nghĩa và thuật ngữ quốc tế tiếng Anh khi được dịch sang tiếng Việt, lại có nghĩa khác đi. Việc này có thể dẫn đến những hiểu nhầm không cần thiết giữa các quốc gia đối tác thương mại. Chúng tôi xin giải thích rằng tiếng Việt không phải là ngôn ngữ chính thống trong WTO hay bất kỳ tổ chức kỹ thuật thế giới nào mà Việt Nam đã ký các Hiệp định Thừa nhận Lẫn nhau.

  Thông tin chi tiết
Tên file:
Bản Phân tích Dự thảo Luật Đo lường Do: Edward Nemeroff, Cố vấn Dự án USAID/STAR
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Hoa Sen Vàng (hsv@hoasenvang.com.vn)
Website hỗ trợ:
http://hoasenvang.com.vn/tai-lieu.html
Thuộc chủ đề:
Đo lường Việt Nam
Gửi lên:
14/11/2011 11:15
Cập nhật:
14/11/2011 11:15
Người gửi:

Hoa sen vàng team

Thông tin bản quyền:
Hoa sen vàng Sưu tầm
Dung lượng:
324.64 KB
Xem:
2220
Tải về:
4
  Tải về
Từ site Công ty Cân điện tử Hoa Sen Vàng, phân phối cân công nghiệp Chính xác:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

quang cao can dien tu
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây