không lùi bước kiểm soát tải trọng xe, phạt nghiêm xe vượt trạm cân

Thứ tư - 08/10/2014 15:47 2933 0
Các xe vẫn ngang nhiên đi lại khi lực lượng kiểm tra xe tải rút, chở hàng hóa và vật liệu bằng các loại xe quá khổ quá tải và nghi ngờ cấu kết trốn trạm qua mặt nhà chức trách
không lùi bước kiểm soát tải trọng xe, phạt nghiêm xe vượt trạm cân
Đoàn thanh tra Sở GTVT, tổ chức mật phục bắt xe quá tải trọng và cơi nới thùng bệ trên nhiều tuyến đường khắp cả nước, xử lý nghiêm các xe vi phạm và cắt bỏ thùng xe cơi nới ngay tại mỏ sản xuất cung cấp vật liệu, nhưng khi đoàn rút về thì “đâu lại hoàn đấy”. Các xe vẫn ngang nhiên đi lại. Với tình hình các doanh nghiệp đua nhau chuyên chở vật liệu bằng các loại xe quá khổ quá tải làm con đường nổi hằn vệt bánh xe, nhiều nơi tạo thành các ổ voi, ổ trâu. Thêm vào đó, các đoạn đã hư hỏng lại không được tu sửa khiến con đường này bị cày nát, người dân đi lại gặp nhiều khó khăn - đó là những câu truyện ngày thường : Xe chở quá tải vẫn "ngang nhiên” phá đường

Sẽ không lùi trong kiểm soát tải trọng xe


“Vấn đề kiểm soát phương tiện quá tải mà Bộ GTVT đang thực hiện sẽ không lùi, không đi ngang mà chỉ có tiến lên phía trước”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ tại Hội nghị đối thoại với với doanh nghiệp về chính sách quản lý hoạt động vận tải đường bộ do Bộ Giao thông vận tải tổ chức chiều ngày 6/10.

Tại đây, nhiều khó khăn vướng mắc, những bức xúc của các doanh nghiệp vận tải trong việc chở quá khổ, quá tải; đăng kiểm phương tiện, bảo hiểm lái xe… đã được các doanh nghiệp thẳng thắn giải bày.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, thực hiện công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm đối với xe ô tô vận chuyển hàng hóa quá khổ, quá tải, từ ngày 1/4/2014, lực lượng liên ngành trên toàn quốc đã tiến hành kiểm tra 192.769 phương tiện, phát hiện và lập biên bản 38.854 xe vi phạm, xử phạt 125 tỷ đồng, hạ tải 11.453 tiện vi phạm với 65.303 tấn hàng hóa, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 23.183 trường hợp.

Trong công tác kiểm tra cắt thùng, đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo một số đợt kiểm tra, xử lý vi phạm kích thước thùng xe. Sau hơn 1 tháng triển khai thực hiện, các Cục QLĐB đã tiến hành thanh tra tại 71 doanh nghiệp, nhà thầu, Ban QLDA, bước đầu đã kiểm tra 361 phương tiện, phát hiện 114 xe vi phạm, cắt tại chỗ 20 thùng xe, giữ tem kiểm định của 33 xe và đã yêu cầu 51 chủ xe tự khắc phục.

Mở đầu hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ thừa nhận: tình hình trật tự vận tải có nhiều chuyển biến nhưng cũng tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập. Đặc biệt trong thời gian qua, tình trạng xe quá khổ, quá tải nghênh ngang ngoài đường, gây bức xúc dư luận. Bộ đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn, chấn chỉnh.

Ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa Hải Phòng nhìn nhận: Công tác kiểm soát tải trọng xe nhằm giữ tuổi thọ cho đường bộ, giảm tai nạn giao thông, nhưng quy định không thống vì nhiều xe sơ mi rơ mooc được nhập về có tải trọng thiết kế cao nhưng khi đăng kiểm cho phép lưu hành lại bị rút thấp xuống. Có những xe chở được 31 tấn nhưng chỉ được cho phép chở hơn 21 tấn. Ông Tiến cũng đề nghị cho phép tăng tổng tải trục xe lên trên 10 tấn/ một trục đơn như hiện nay hoặc chỉ khống chế tổng tải trọng phương tiện mà không cần tính tải trọng trục.


se-khong-lui-trong-kiem-soat-tai-trong-xe-resize-2

Còn theo ông Đoàn Thanh Hải, Giám đốc Công ty CP vận tải Xuân Trường, Hải Phòng, sơ-mi-rơmooc công ty ông nhập về từ năm 2005, chạy gần 10 năm nay, với tải trọng 40 tấn, nhưng vừa rồi đi đăng kiểm chỉ cấp phép cho chở 21-22 tấn. “Chúng tôi thắc mắc với Trung tâm đăng kiểm thì được trả lời, không có văn bản hướng dẫn nên chỉ được chở như vậy thôi. Không có hướng dẫn, không đăng kiểm được thì xe của chúng tôi mua về không chạy được, trong khi hàng tháng vẫn phải trả lãi ngân hàng khiến doanh nghiệp rất khó khăn”, ông Hải nhấn mạnh.

Trả lời những kiến nghị này, Thứ trưởng Thọ cho biết: Qua thời gian siết chặt kiểm soát tải trọng xe đã thấy xuất hiện nhiều bất cập. Nhiều xe, nhất là xe sơ mi rơ mooc được chế tạo theo đơn đặt hàng và không theo tiêu chuẩn quốc tế nên có tải trọng rất lớn. Chẳng hạn như loại xe HOWO do Trung Quốc sản xuất, nếu theo nguyên bản thì thùng xe chỉ cao 60 cm nhưng vì mục tiêu lợi nhuận nhiều doanh nghiệp đã tự ý cơi nới để tăng thêm kích thước thùng để chở hàng quá tải. Đây là nguyên nhân chính mà loại xe này chỉ mang về Việt Nam mới lưu hành được.

Một đại diện một công ty vận tải đa quốc gia cũng đề nghị tháo gỡ khó khăn trong việc xin cấp phép lưu hành đặc biệt trong vận chuyển hàng máy móc thiết bị, máy móc siêu trường siêu trọng. Dù thủ tục qui định cấp giấy phép nghe rất đơn giản nhưng khi xin qui trình rất vòng vo, phức tạp.

Trả lời ý kiến này, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện cho biết, thủ tục cấp phép xe quá khổ quá tải đã được cải cách, chỉ trong 5 ngày chuyển hồ sơ sẽ được cấp phép. Nhưng thực tế, nhiều lái xe khi đi xin cấp phép chưa hiểu hết quy định về thủ tục nên bị kéo dài thời gian. Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện cho biết, nếu có trường hợp vòng vo đề nghị cho biết cụ thể qua đường dây nóng do chính tôi cầm, tôi sẽ xử lý ngay.

Về đề nghị của ông Mai Huy Quỳnh, Phó ban Điện lực cơ khí, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho phép xe của Tập đoàn được chở quá tải trên các tuyến đường chuyên dùng để chuyên chở các loại khoáng sản, hàng hóa về bến bãi, kho mà không bị xử phạt theo quy định hiện hành.

Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ khẳng định: Bộ Giao thông vận tải chấp thuận yêu cầu của Vinacomin, để xe chuyên dùng của tập đoàn được phép chạy trên những tuyến đường chuyên dùng như đã nêu. Thứ trưởng phân tích, trên thế giới suất đầu tư cho những tuyến đường chuyên dụng có thể chấp nhận được xe quá tải, quá khổ rất lớn.

se-khong-lui-trong-kiem-soat-tai-trong-resize-1

Do đó, hầu như không có quốc gia nào lựa chọn cách làm nâng tải trọng thiết kế của xe lên mà chỉ có trường hợp cho phép các loại xe chuyên dùng chạy trên các tuyến đường chuyên dùng, còn khi chạy trên các tuyến đường quốc gia, tỉnh lộ, cao tốc thông thường, xe vẫn phải tuân thủ theo những quy định “cứng” của luật pháp hiện hành. Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng lưu ý vấn đề, có một số tuyến đường chuyên dùng của Vinacomin có đoạn chạy qua vùng quốc lộ, tỉnh lộ thông thường. Khi đó, xe bắt buộc phải xin phép.

“Tôi đề nghị chúng ta nên quy hoạch lại những tuyến đường mà Vinacomin phải sử dụng, vận chuyển than để nâng cấp lên. Ví dụ, trước đây đường có thể chịu đựng được xe có tải trọng là 10 tấn thì nay nâng lên 14, 16 tấn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, suất đầu tư mỗi km đường như thế này tương đối lớn, do đó phải nghiên cứu kỹ lưỡng, cân đối lợi ích để triển khai cho phù hợp”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Tại buổi đối thoại, nhiều doanh nghiệp cũng nêu thắc mắc về quyết định điều chuyển khối lượng xe sơ-mi-rơmooc của Bộ GTVT, cũng như việc thực hiện chưa thống nhất của cơ quan đăng kiểm các địa phương.

Phát biểu kết thúc buổi đối thoại, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đã bày tỏ sự chia sẻ và thông cảm với các khó khăn của doanh nghiệp vận tải đường bộ trong thời gian qua. Thứ trưởng trưởng đề nghị doanh nghiệp nào còn băn khoăn về trả lời của Bộ thì tiếp tục gửi các ý kiến, đề xuất về Bộ GTVT, doanh nghiệp nào đã thống nhất ý kiến thì triển khai thực hiện ngay.

Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết thêm, cuộc đối thoại hôm nay là nhằm cùng gặp nhau để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình quản lý, kinh doanh. Gặp nhau để không còn né tránh nhau, gây nên những bức xúc trong xã hội. Đã gặp nhau rồi và cùng trao đổi sẽ thấy một môi trường cạnh tranh bình đẳng thuận lợi. Doanh nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhưng cũng phải thực hiện nghiêm các quy định về vận tải.

“Hiện còn nhiều doanh nghiệp đang nghe ngóng tình hình triển khai công tác kiểm tra tải trọng xe của các cơ quan chức năng có dừng lại không. Vấn đề kiểm soát phương tiện quá tải mà Bộ GTVT đang thực hiện sẽ được siết chặt hơn, sẽ không lùi, không đi ngang mà chỉ có tiến lên phía trước. Với quyết tâm như hiện nay, tôi tin là sang năm 2015 chúng ta sẽ tạo được một môi trường kinh doanh vận tải lành mạnh, bình đẳng và văn minh hơn”. Thứ trưởng Lê Đình Thọ khẳng định.


Không có chuyện cấp logo cho xe vượt trạm cân


Liên quan đến câu hỏi của PV về việc có hiện tượng một số xe tải có dán những logo được mua với giá từ 2 - 3 triệu đồng/logo/tháng và dễ dàng đi qua các trạm kiểm soát tải trọng xe, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ GTVT có nhận được thông tin về việc một số xe tải, xe container dán logo riêng và cho rằng với logo này, các xe có thể qua mặt nhà chức trách và đi qua các trạm cân mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
 
“Ngay sau khi biết được thông tin này, Bộ GTVT đã giao Vụ Vận tải phối hợp với TTGT xác minh. Bộ cũng đã làm việc với Bộ Công an tiến hành kiểm tra những phù hiệu đó. Kết quả cho thấy, đây hoàn toàn là những phù hiệu giả, không có cơ quan nào cấp phù hiệu này cả”, Thứ trưởng khẳng định. 

“Hoàn toàn không có logo nào được cấp để có thể đi qua các trạm cân. Việc dùng logo để vượt trạm cân cũng chưa hề xảy ra. Rất có thể chính những người mua - bán những logo đó cũng không biết chắc có đi được không”, Thứ trưởng Trường nói. 

Xung quanh câu hỏi của PV về việc người lao động tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) sẽ như thế nào sau khi DN này quyết định giải thể, phá sản một số DN thành viên, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, hiện đơn vị tư vấn đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp Vinalines, nếu không có gì thay đổi, tháng 10 sẽ hoàn thành.
 
Ngay sau đó, Vinalines sẽ xây dựng phương án CPH. “Phương án này sẽ có giải pháp cụ thể, trong đó có việc giải thể, phá sản một số doanh nghiệp. Tuy nhiên, lao động sẽ được đảm bảo quyền lợi. Tiền bán cổ phần bao giờ cũng được ưu tiên giải quyết chế độ cho người lao động trước tiên”, Thứ trưởng Trường thông tin.
 
khong-co-chuyen-cap-logo-cho-xe-vuot-tram-can

Về tái cơ cấu nợ của Vinalines và SBIC, Thứ trưởng Trường khẳng định, đây là vấn đề lớn. Bản thân DN phải tự đàm phán với tổ chức tín dụng trên nguyên tắc khoanh nợ, giảm nợ, kiến nghị Chính phủ xóa một phần nợ lãi để tạo điều kiện cho DN có điều kiện phát triển, từ đó có thể trả nợ. Hiện tại, SBIC đã hoàn tất việc tái cơ cấu tài chính và đang tiến hành CPH. Vinalines cũng đã chủ động làm việc với tổ chức tín dụng để tái cơ cấu nợ, đủ điều kiện tài chính để thực hiện CPH trong thời gian tới.

Trước câu hỏi liên quan đến việc tăng tổng mức đầu tư tại dự án đường sắt đô thị, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, đúng là hầu hết các dự án đường sắt đô thị đều có tăng tổng mức đầu tư và một trong những nguyên nhân là do trượt tỷ giá.
 
“Tổng mức đầu tư duyệt bằng tiền đồng trong khi vốn vay ODA là ngoại tệ. Do đó, khi tỷ giá thay đổi, sẽ có trượt giá. Hơn nữa, các dự án này đều được phê duyệt 5-7 năm trước khi triển khai đầu tư. Như dự án Cát Linh - Hà Đông, phê duyệt từ năm 2005, khi đó đoàn tàu Trung Quốc mới là thế hệ thứ nhất, nhưng giờ là thế hệ thứ năm. Giá chắc chắn sẽ khác đi. Việc tăng đó không phải do chúng ta có sai phạm trong tổ chức dự án hay bất cứ việc gì”, Thứ trưởng nói.

Tác giả: Hoa sen vàng

Nguồn tin: Online news

Tổng số điểm của bài viết là: 26 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 4.3 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

quang cao can dien tu
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây