Bộ GTVT kế hoạch lắp trạm cân điện tử Cầu Thăng Long

Thứ hai - 25/05/2020 09:53
Bộ GTVT lên kế hoạch lắp trạm cân điện tử Cầu Thăng Long để kiểm soát tải trọng xe và giảm quá tải cho cầu và tự động để xử lý tình trạng xe quá tải và phạt nguội phương tiện vi phạm hệ thống cân kiểm tra quá tải kết nối với phần mềm quản lý tập trung dữ liệu kiểm soát tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ, việc lắp cân tự động tại cầu Thăng Long triển khai đồng thời với việc tu sửa mặt đường
Quy trinh rai nhua duong cau thang long 2
Quy trinh rai nhua duong cau thang long 2
Thông tin mới nhận từ Bộ Giao thông Vận tải muốn lắp cân tự động tại cầu Thăng Long sau khi sửa chữa xong sẽ được lắp đặt cân điện tử để kiểm soát xe quá tải qua cầu nhằm đảm bảo tuổi thọ cho công trình và mặt cầu cũng như an toàn giao thông.

Tổng cục Đường bộ đã đề xuất Bộ GTVT đầu tư dự án lắp đặt hệ thống cân kiểm tra tải trọng xe cố định, tự động để xử lý tình trạng xe quá tải qua lại cầu Thăng Long (Hà Nội).

Theo Tổng cục Đường bộ, dự án lắp cân điện tử được thực hiện cùng hoạt động sửa chữa mặt cầu Thăng Long. Dự án thuộc phạm vi quản lý của Sở GTVT Hà Nội. Tổng kinh phí được đề xuất khoảng 35 tỷ đồng, từ nguồn vốn bảo trì đường bộ. Cụ thể, hệ thống cân điện tử sẽ gồm 4 bộ, được lắp đặt trên 2 chiều đường ra vào, đảm bảo kiểm soát và ngăn chặn 100% xe chở quá tải qua lại cầu Thăng Long.
 

Cân kiểm soát trọng lượng phương tiện có phải là giải pháp


Hệ thống cân điện tử cho phép cân được toàn tải xe ngay cả khi xe qua cầu theo tốc độ cho phép (80 km/h) với sai số cho phép nhỏ hơn 5% cho mọi tốc độ trong phạm vi, hoạt động ổn định tối thiểu 10 năm. Đề xuất trên được thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GTVT về tập trung sửa chữa mặt cầu Thăng Long và triển khai lắp đặt hệ thống cân điện tử để khai thác đồng thời với dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long khi hoàn thành.

quy-trinh-rai-nhua-duong-1

Hệ thống cân kiểm tra quá tải sẽ được vận hành tự động, kết nối với phần mềm quản lý tập trung dữ liệu kiểm soát tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ. Cơ quan chức năng sẽ theo dõi và trích xuất kết quả cân và tiến hành “phạt nguội” các vi phạm về tải trọng đối với xe qua cầu.

Được biết, dự án sửa chữa hư hỏng mặt cầu Thăng Long dự kiến sẽ triển khai trong tháng 7/2020 với tổng mức đầu tư là gần 270 tỷ đồng. Tổng cục Đường bộ là cơ quan chuẩn bị và tổ chức mời thầu, đấu thầu. Dự kiến việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long sẽ hoàn thành sửa chữa cầu vào cuối năm 2020.

Việc sửa chữa áp dụng với mặt cầu Thăng Long lần này bao gồm bóc sạch lớp bê tông nhựa hiện hữu. Sau đó thay thế và hàn các đinh neo thép vào bản mặt thép. Quan trọng nhất là lắp hệ thống lưới thép và đổ một lớp bê tông siêu tính năng (UHPC) cường độ cao thay thế lớp bê tông cũ vẫn sụt lún sau nhiều lần sửa chữa.

Trước đó, trong cuộc họp báo về kế hoạch sửa chữa cầu Thăng Long, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, nguyên nhân của việc hư hỏng cầu thời gian qua là do chiều dày lớp bản thép mặt cầu mỏng so với yêu cầu cấu tạo, có độ cứng nhỏ, dẫn đến độ võng tích lũy. Bản mặt cầu chịu kéo theo cả hai phương dọc và ngang. Sau 20 năm khai thác, cùng với sự gia tăng của xe quá tải, dẫn đến hư hỏng mặt cầu.

quy-trinh-rai-nhua-duong-2

Với lớp bê tông mới, mặt cầu Thăng Long sẽ tiếp tục được phủ lớp bê tông nhựa mới tạo độ nhám và êm. Đặc biệt, Tổng cục Đường bộ cho biết giải pháp công nghệ này cho phép tuổi thọ các lớp bê tông mặt cầu Thăng Long có thể đạt tới 10 năm. Đây là công nghệ do Tổng cục Đường bộ nghiên cứu trong 2 năm, trên cơ sở tiếp thu công nghệ của nhiều nước đã áp dụng.
 

Việc sửa chữa cầu Thăng Long rất phức tạp


Thời gian qua, đã có không ít vụ va chạm đã xảy trên cầu Thăng Long, trong đó có nguyên nhân từ việc phương tiện né tránh ổ gà. Mặc dù đơn vị quản lý đã tiến hành sửa chữa các vụ trí lún kéo dài, nhưng vẫn để lại những vệt nham nhở, ảnh hưởng không nhỏ đến việc lưu thông của các phương tiện.

Dù đã nhiều lần sửa chữa, nhưng mặt cầu Thăng Long, Hà Nội liên tiếp xuất hiện vết lún, nứt, xuống cấp nghiêm trọng khiến việc lưu thông gặp rất nhiều khó khăn. Theo các chuyên gia thì việc mặt cầu Thăng Long đã 2, 3 lần “đại tu” nhưng bị hư hỏng ngay sau đó là do công nghệ không phù hợp với kết cấu cầu bản mặt thép. Do đó, với đề xuất sửa chữa lần này cũng không hy vọng sửa được tận gốc nếu chưa tìm được phương thuốc “đặc trị”.

Hiện Tổng cục đang chuẩn bị hồ sơ mời thầu, đấu thầu chọn nhà thầu trong tháng 6, bắt đầu thi công trong tháng 7 và hoàn thành sửa chữa cầu vào cuối năm nay.
 

TÌM HIỂU VỀ CẦU THĂNG LONG


Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng, nằm trên đường vành đai III, được hoàn thành vào năm 1985, là một trong những tuyến đường nối Tp.Hà Nội với sân bay Nội Bài và các tỉnh phía Bắc. Phần cầu chính vượt sông dài 1.680 m, gồm 15 nhịp dầm théo, tạo thành 5 liên dầm liên tục có độ dài 112m/nhịp x 3 nhịp.

Cầu gồm 2 tầng dùng chung cho đường sắt và đường bộ. Cầu đường sắt nằm phía dưới, cách tầng trên 14,1 m, rộng 17 m. Cầu ô tô nằm ở tầng trên có chiều rộng 20,5 m, phần đường ô tô rộng 16,5 m cho 4 làn xe, chiều rộng hành lang bộ hai bên 2 m.

Mặt cầu phần đường ô tô gồm bản thép dày 14 mm có các sườn tăng cường, lớp chống thấm và dính bám trên bản thép bằng keo đặc biệt (lớp Xlamor) sau đó cài đá dăm tạo liên kết và thảm bê tông nhựa lên trên.

Đến năm 2009, sau 25 năm khai thác, mặt đường ô tô trên cầu đã bị hư hỏng, xuống cấp và được đầu tư sửa chữa các hạng mục: mặt đường trên cầu, khe co giãn, đường ô tô phía dưới.

* Hoa sen vàng Tổng hợp thông tin

Tác giả: Hoa sen vàng

Nguồn tin: Báo Giao Thông Online

Tổng số điểm của bài viết là: 44 trong 9 đánh giá

Xếp hạng: 4.9 - 9 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

quang cao can dien tu
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây