Nếu hư hỏng do sét đánh trạm cân thì tự sửa

Thứ năm - 04/09/2014 08:45
Bộ cân lưu động bị hư hỏng, gặp trục trặc chủ yếu do lỗi vận hành - các trạm cân xe việc phòng chống sự cố sét đánh đối với trạm cân xe lưu động
Sét đánh hỏng trạm cân, ca trực bỏ tiền ra tự tu sửa
Sét đánh hỏng trạm cân, ca trực bỏ tiền ra tự tu sửa

* Theo nhận định từ phía đối tác cung cấp cho các SGTVT - trích dẫn bà Bùi Thị Hải Yến - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Hanel cho biết: “Trạm cân lưu động bị hư hỏng, gặp trục trặc chủ yếu do lỗi vận hành”. Hanel đã tiếp nhận, phân tích và đánh giá 39 trường hợp sự cố trong gần 1 tháng qua. Trong đó, 12 trường hợp sự cố do thiết bị được lắp đặt, bảo quản chưa đúng quy trình, 6 trường hợp do lái xe cố tình phá hoại, 16 trường hợp do lỗi người sử dụng trong quá trình vận hành và 5 trường hợp do bị ngâm lâu trong nước ngập. Lỗi nhiều nhất vẫn là do người vận hành không đúng quy trình, hướng dẫn sử dụng. Để khắc phục lỗi này, Hanel đã lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh, tư vấn và hướng dẫn biện pháp khắc phục sự cố, vận hành hệ thống cân đúng quy trình. Đường dây nóng này sẽ được duy trì trong thời gian 24 tháng, đúng với thời gian bảo hành các trạm cân".

Yêu cầu đó được Tổng cục Đường bộ (TCĐB) đưa ra trong công điện khẩn vừa gửi các Sở GTVT, các trạm cân xe về việc phòng chống sự cố sét đánh đối với trạm cân xe lưu động.

Tiếp theo loạt bài:

Miền Bắc kiểm tra xe tải - trạm cân xe tải di động
Miền Đông-Kiểm tra tải trọng xe tải và xử phạt
Tp. Hồ Chí Minh kiểm tra xe tải, xe chở quá tải
Tp. Hồ Chí Minh và những hạn chế giảm lượng xe chở quá tải

Vấn đề xe quá tải và các trạm cân lưu động
Sự cố liên tục với trạm cân xe tải lưu động
Nghiêm khắc kiểm tra xử phạt xe quá tải

Sai phạm ngay chính tại các trạm cân lưu động

Sét đánh hỏng trạm cân, dân phải sửa - ca trực phải bỏ tiền sửa


Theo TCĐB, cơ quan này đã ban hành Quy trình vận hành và bảo trì trạm cân xe lưu động cùng các quy định về biện pháp xử lý sự cố trong vận hành trạm cân....

Tuy nhiên,  còn nhiều trạm chưa tuân thủ dẫn đến xảy ra các sự cố gây hư hỏng nặng thiết bị cân lưu động, đặc biệt là các sự cố do sét đánh trong thời gian gần đây như các trạm cân lưu động tỉnh Bình Phước, Ninh Bình.

* Hầu hết các lỗi hư hỏng mà lại xuất phát hầu hết từ phí vận hành ? vậy đâu là nguyên nhân - (1) do đào tạo chuyên sau phương pháp vận hành và điều khiển quá đỗi ngắn hạn nên chưa nắm bắt - (2) do thiết bị chất lượng kém quá, sử dụng đến đâu hư đến đấy - (3) thôi thì cứ sử dụng "Đại" hư thì có đơn vị tu sửa, "giữ của" làm gì có phải mình mua đâu. và còn nhiều các nguyên nhân có thể là chủ quan tiêu cực và có khả năng hình thành nếu sử dụng thiết bị "chùa" như thế.


Nếu ca trực nào để xảy ra sự cố hư hỏng trạm cân xe lưu động do sét đánh thì phải chịu toàn bộ kinh phí sửa chữa, khắc phục sự cố.

TCĐB đề nghị các Sở GTVT chỉ đạo các trạm cân khi có hiện tượng chuẩn bị có dông, cơn mưa thì rút ngay phích cắm điện của trạm cân  ra khỏi điện lưới, sử dụng bộ kích điện hoặc máy phát điện; thường xuyên kiểm tra cọc tiếp địa.


* Không chỉ là "sai đến đâu sửa đến đấy" suốt như thế này được TCĐB - đã có quá nhiều thời gian nghiên cứu giải pháp và các hình thức xử phạt các phương tiện, cũng như nhận được sự tham mưu từ chính các đơn vị hiện trường (CSGT) thế nhưng các biện pháp hành chính cho "trạm cân bạc tỷ" cho đơn vị sử dụng chỉ là văn bản khuyến khích sử dụng đúng cách và giấy chứng nhận bảo hành từ phía đối tác cung cấp.
 

tram-can-hu-hong-do-tai-xe-2
Sét đánh mọi thứ nếu không biết cách mà "phòng tránh"

Để ngăn ngừa tình trạng lái xe vô tình hoặc cố ý đâm vào làm hư bộ cân xe lưu động, TCĐB cũng vừa có  văn bản đề nghị các Sở GTVT chỉ đạo các trạm cân đặt trên mặt đường bổ sung rào chắn di động có đèn cảnh báo giao thông (đèn quay) đặt trước bàn cân từ 10m đến 15m. Khi có xe vào cân thì kéo rào chắn ra để cân. Trạm cân phải có đèn chiếu sáng.

* Vụ việc này - đã có nhiều phản ánh từ phía người dân và các tài xế - do thiếu trang bị các phương tiện quá thấp, vô tình ý tốt từ trạm cân cho nhân dân thành cái bẫy "đáng lên tiếng" cho cánh tài xế và các phương tiện thô sơ khác, chỉ riêng phần bàn cân đã chiếm phần diện tích đáng kể từ lòng đường (2,8 ~ 3m) gần như chiếm trọn một làn giao thông - kể đến là các thiết bị cảnh báo thông dụng khi thực thi pháp luật của các ca trực quá sơ sài, các loại tối thiểu nhất gây chú ý và điều hướng giao thông hầu như bị bỏ qua (thanh chắn, đèn báo, còi hú, cờ treo, bảng căng,..) bởi sự uy lực của lực lượng chấp pháp dầy và ngồi ghế nghiêm chỉnh, điều này sẽ rất nguy hiểm và sẽ gây tai nạn cho các phương tiện giao thông. Vì sao phải cần ? nó thể hiện sự tôn trọng luật giao thông của chính bản thân người đang thừa hành pháp luật và thể hiện tinh thần trách nhiệm cho người điều khiển phương tiện thuộc diện cần kiểm tra tải trọng. hầu như phương tay và các nước tiên tiến họ rất chu đáo và thực hiện có bài bảng hẳn hoi.

Lực lượng làm nhiệm vụ hướng dẫn, nhắc nhở lái xe phải đi đúng vào đường dẫn lên bàn cân và đúng tốc độ theo quy định, nếu không tuân thủ, làm hư hỏng thiết bị phải bồi thường thiết bị mới và bị xử phạt vi phạm hành chính.

* Thiết nghĩ các loạt hư hỏng của thiết bị và hỏng hóc do vận hành cần phải có phương án đối phó chuyên nghiệp tránh áp dụng chiêu " đổ lỗi - gán lỗi " có khả năng gây tiêu cực và phẩn nộ - nhưng cũng không nên nhẹ tay cho các trường hợp cố ý gây hậu quả dẫn đến tiêu hao ngân sách nhà nước.

Tác giả: Hoa sen vàng

Nguồn tin: Online news TT/TN

Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

quang cao can dien tu
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây